0123 5646 7189    |      Mon - Fri 08:00 - 20:00 / Closed on Weekends
Follow us       
logo-mechanical
Địa chỉ
NW 30 Đường 26
 
Email
congty@gmail.com
 
Hotline
12345 6789
Tin mới nhất
van-cong-ren-inox-1-1
Size: DN15 - DN60Chất liệu: INOXÁp lực: PN16Xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ
van-bi-mat-bich-pn16-1-2
Size: DN50 - DN250Chất liệu: Inox 304, inox 316Áp lực: PN16Xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thổ...
gut-gang-ee-45-do-hieu-rashmi-1
Size: DN80 - DN1600Chất liệu: Gang dẻoThương hiệu: RashmiXuất xứ: Ấn Độ

Cơ khí Việt Nam nhập siêu hàng tỉ USD/năm

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), sản xuất cơ khí hiện tại chỉ dừng ở mức “làm gia công, chưa đủ sức tự chế tạo ra một số sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế và đang bị “thua” ngay trên sân nhà”. Hằng năm, Việt Nam (VN) phải nhập siêu nhiều tỉ USD trang thiết bị, vật tư cho các ngành công nghiệp và cho bản thân ngành chế tạo cơ khí - luyện kim.
co-khi
Trăn trở hàng… “Made in Vietnam”

Ông Đào Phan Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VAMI - nhận định: Sau 15 năm xây dựng và phát triển, ngành cơ khí - luyện kim hiện mới sản xuất được thép xây dựng chất lượng thấp; phân ngành chế tạo kết cấu thép, lắp máy xây dựng các công trình công nghiệp tương đối mạnh so với khu vực, có được một số sản phẩm như: Đóng tàu viễn dương, chế tạo biến thế, động cơ điện, chế tạo động cơ xăng - dầu công suất nhỏ và một số máy nông nghiệp như xay xát, thu hoạch… tương đối tốt. Các sản phẩm cơ khí khác như ôtô, xe máy, hàng tiêu dùng chủ yếu mới dừng ở mức lắp ráp các linh kiện nhập khẩu, không có thương hiệu “Made in Vietnam” có uy tín để cạnh tranh quốc tế.

Mặt khác, theo ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch VAMI - nhiều công trình, dự án lớn đều dành cho tổng thầu nước ngoài, đặc biệt là tổng thầu Trung Quốc, trong khi doanh nghiệp (DN) Việt có thể làm được, thậm chí làm tốt. Hệ quả là các tổng thầu này không chỉ đem máy móc cũ, lạc hậu mà còn đem cả công nhân sang VN, ngành cơ khí VN bị gạt ra ngoài, mất đi “miếng cơm manh áo”.

Đại diện nhiều DN cơ khí cũng đang lo ngại sẽ thua ngay trên “sân nhà”, đặc biệt là khi VN tham gia TPP - hiệp định có mức độ cam kết chặt chẽ và mở cửa thị trường cao. Ông Lê Văn Tuấn - TGĐ TCty Lắp máy VN (Lilama) - nhận định, các đối tác trong TPP đều là những nước có nền kinh tế phát triển, do đó chuẩn mực sản phẩm của họ cũng cao hơn. Các sản phẩm của DN Việt khi vào được thị trường này đòi hỏi phải đảm bảo nhiều yếu tố về chất lượng ổn định, giao hàng đúng hẹn, giá thành hợp lý… Những điều này, nhiều DN cơ khí VN chưa đáp ứng được hoặc thiếu tính chuyên nghiệp.

Tập trung vào sản phẩm cơ khí trọng điểm

Theo ông Long, nguyên nhân khiến ngành cơ khí “giậm chận tại chỗ” trong một thời gian dài là do nguồn lực đầu tư còn thấp, các DN phát triển “tự phát” và “cát cứ”, không theo một quy hoạch tổng thể mà để cho từng ngành, từng địa phương thực hiện theo mục tiêu riêng rẽ. Những yếu tố này đã dẫn tới phân tán nguồn lực, không thể hợp tác trong sản xuất, nghiên cứu cũng như đào tạo nguồn nhân lực chung cho toàn ngành.

Theo đó, ông Long đề xuất, Nhà nước cần có một hệ thống chính sách đồng bộ và quy hoạch cụ thể nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Đặc biệt, cần lựa chọn đầu tư phát triển một số sản phẩm cơ khí trọng điểm, đủ sức cạnh tranh quốc tế và bắt kịp quá trình đổi mới sản xuất, khoa học công nghệ và nhu cầu thị trường toàn cầu.

Cụ thể như đóng mới tàu viễn dương, tàu cá, tàu du lịch (không kể tàu chiến) trên cơ sở lựa chọn kích thước, tính năng các loại tàu có thị trường quốc tế và nội địa. Nhanh chóng phát triển theo quy hoạch một số địa điểm làm các dịch vụ và sửa chữa tàu biển để đáp ứng nhu cầu quốc tế và trong nước. Tiếp tục quy hoạch lại hệ thống các DN cơ khí chế tạo làm hàng kết cấu thép, hàng phi tiêu chuẩn tham gia xây dựng các công trình công nghiệp, công trình nhà cao tầng, cầu đường trên cao, ngầm, cảng biển, trang thiết bị ngành đường sắt trong nước và tham gia xuất khẩu theo đơn hàng quốc tế. Mặt khác, cần tiếp tục lựa chọn chế tạo một số thiết bị kỹ thuật điện như biến thế, động cơ điện, động cơ nổ cỡ nhỏ, một số máy canh tác nông nghiệp, bơm nước, bơm công nghiệp.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục có chính sách thúc đẩy các DN VN thực hiện lắp ráp và sản xuất ôtô, nhưng chỉ tập trung làm xe tải nhẹ, trung; xe nông dụng, chuyên dụng; xe chở khách, xe buýt đạt chất lượng quốc tế và có tỉ lệ nội địa hóa trên 55% vì có thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước khu vực. “Riêng đối với ôtô chở người dưới 16 chỗ không nên làm vì khó cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài” - ông Long cho hay.

Theo Lao động
Ngày đăng: 06/07/2018 11:10:28
TIN TỨC